KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN VỚI BỆNH UỐN VÁN

Thứ ba - 04/03/2025 21:24
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiếp nhận 1 bệnh nhân uốn ván trong tình trạng nguy kịch (2 hàm răng cắn chặt, co giật từng cơn, không thể nuốt và không ho khạc được…). Theo điều tra tiền sử bệnh, bệnh nhân bị cành cây đâm vào mặt trước cẳng chân phải cách đây 1 tuần, tự chữa trị ở nhà. Và đây chính là đường xâm nhập của vi khuẩn uốn ván vào cơ thể bệnh nhân.

a
Điều trị cho bệnh nhân mắc uốn ván tại bệnh viện đa khoa tỉnh
(Ảnh do BS. Hoàng Công Tình cung cấp)
Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván gây ra do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước và vết thương tiếp xúc trực tiếp với đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh hoặc dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kỹ. Những vết thương này có thể phát triển thành ổ nhiễm trùng và gây ra bệnh uốn ván.
Các triệu chứng uốn ván thường gặp
Triệu chứng khởi đầu là cứng hàm: lúc đầu mỏi hàm, nói khó, nuốt vướng, khó nhai, khó há miệng tăng dần và liên tục. Khi dùng đè lưỡi ấn hàm xuống thì hàm càng cắn chặt hơn (dấu hiệu trismus). Dấu hiệu này gặp ở tất cả các người bệnh.
Co cứng cơ nhai và các cơ ở mặt làm cho bệnh nhân có nét mặt “cười nhăn”. Co cứng cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, đôi khi co cứng ở vùng bị thương. Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân có một trong những tư thế đặc biệt như sau: Cong ưỡn người ra sau, thẳng cứng cả người như tấm ván, cong người sang một bên, gập người ra phía trước.
- Đối với bệnh uốn ván sơ sinh (UVSS): Trẻ sơ sinh bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu. Trẻ không bú hoặc bú không bình thường từ 3 đến 28 ngày sau sinh. Trẻ bị co giật hoặc co cứng bao gồm bất kỳ các dấu hiệu sau: cứng hàm, tay hoặc chân co quắp, môi mím chặt, lưng uốn cong.
Cách phòng ngừa uốn ván
Hiện nay, tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván được coi là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Có nhiều loại vắc xin phù hợp cho từng đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn.
* Đặc biệt, việc tiêm phòng vắc xin đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản hoặc đang mang thai là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ mẹ và bé. Bởi khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng uốn ván, nguy cơ tử vong có thể đạt tới 90%.
Đối với người chưa tiêm, chưa tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản, hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin:
- Tiêm lần 1: tiêm sớm khi có thai;
- Tiêm lần 2: ít nhất 01 tháng sau lần 1;
- Tiêm lần 3: kỳ có thai lần sau và ít nhất 6 tháng sau lần 2;
- Tiêm lần 4: kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 3;
- Tiêm lần 5: kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 4.
Đối với người đã tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:
- Tiêm lần 1: tiêm sớm khi có thai;
- Tiêm lần 2: ít nhất 01 tháng sau lần 1;
- Tiêm lần 3: kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 2.
 Đối với người đã tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 01 liều nhắc lại:
- Tiêm lần 1: tiêm sớm khi có thai;
- Tiêm lần 2: kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 1.
Đối với người đã tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 2 liều nhắc lại: Tiêm sớm 1 lần khi có thai.
Trong tất cả các tình huống, từ lần 2 trở lên tiêm trước ngày dự kiến sinh tối thiểu 02 tuần.
a
* Ở trẻ nhỏ, có thể sử dụng vắc xin phối hợp phòng uốn ván và nhiều bệnh quan trọng khác trong cùng 1 mũi tiêm.
Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 02 tháng tuổi
Tiêm lần 2: ít nhất 01 tháng sau lần 1
Tiêm lần 3: ít nhất 01 tháng sau lần 2
Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi và khi trẻ đủ 7 tuổi
Ngoài ra, khi có vết thương trên da, cần lưu ý rửa sạch và sát trùng vết thương. Nên để hở vết thương và không bịt kín để tránh viêm nhiễm. Nếu bị dẫm phải vật nhọn như đinh, sắt hay gai thì cần xử lý vết thương ngay lập tức, sau đó đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phòng ngừa bệnh uốn ván kịp thời.

Thu Hương (CDC Hoà Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
2
5
1
6
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay8,344
  • Tháng hiện tại67,709
  • Tổng lượt truy cập9,224,205
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1594 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1804 | lượt tải:256

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1821 | lượt tải:224

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1683 | lượt tải:233

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1672 | lượt tải:266
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây