PHÒNG CHỐNG BỆNH TAN MÁU BẨM SINH – NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

Thứ sáu - 30/12/2022 03:28
Tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, lần đầu tiên, hoạt động phòng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025. Đây là một bước tiến hết sức quan trọng trên chặng đường đẩy lùi bệnh Thalassemia.
Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh lý di truyền phổ biến. Việt Nam có tới 13,8% dân số mang gen bệnh, hiện nay đang gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới chất lượng dân số, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số và nguồn tài chính quốc gia. Theo một nghiên cứu của Viện Huyết học – Truyền máu TW, mỗi năm, cả nước cần trên 2.000 tỷ đồng để cho tất cả bệnh nhân được điều trị ở mức tối thiểu và cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.
ảnh
Truyền máu cho bệnh nhân mắc Thalasimia tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Năm 2022, Ban chỉ đạo công tác Dân số và phát triển tỉnh Hòa Bình, với đầu mối là Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh đã tổ chức các đợt lấy máu xét nghiệm cho các đối tượng là vị thành niên, thanh niên, người có họ hàng, người thân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Lương Sơn, Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi và Tân Lạc. Xét nghiệm lần 1 cho 778 người, trong đó 405 người có kết quả thiếu máu nhược sắc đề nghị làm xét nghiệm điện di truyền sắc tố. Qua tư vấn, vận động, người dân đã chủ động đăng ký thực hiện xét nghiệm lần 2, kết quả có 164 trường hợp kết luận mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, chiếm tỷ lệ 21,1%. Theo đó, trên lý thuyết, với 164 trường hợp mang gen bệnh tan máu bẩm sinh được phát hiện, quản lý, theo dõi và phòng bệnh hiệu quả sẽ không sinh ra 96 trường hợp bị bệnh nặng, sẽ tiết kiệm được hơn 288 tỷ đồng cho gia đình và xã hội. Điều này không những mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế, giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội mà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong nâng cao chất lượng dân số, bảo vệ giống nòi, tạo ra một thế hệ khỏe mạnh sau này.
Để phát hiện sớm, phòng bệnh hiệu quả, Hòa Bình đã triển khai mô hình xét nghiệm phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại các trạm y tế xã. Người dân được hỗ trợ 70% chi phí xét nghiệm sàng lọc gen bệnh, được thực hiện qua 2 lần xét nghiệm sàng lọc. Theo đó, Mô hình xét nghiệm phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại trạm y tế xã bao gồm các hoạt động:
Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, ưu tiên các đối tượng là vị thành niên/thanh niên, người có người thân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, phụ nữ mang thai. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên; lồng ghép nội dung truyền thông về phòng bệnh tan máu bẩm sinh trong các hoạt động phong trào, hội nghị, tập huấn... của các cơ quan, đơn vị.
Cộng tác viên dân số quản lý đối tượng vị thành niên/thanh niên trong Sổ quản lý đối tượng; lập danh sách đối tượng đăng ký xét nghiệm hàng tháng; thông báo cho đối tượng ngày đến Trạm y tế lấy mẫu máu.
Các Trạm y tế tổ chức lấy mẫu máu định kỳ 1 lần/tháng vào 1 ngày nhất định trong tháng (trừ khi đột xuất); vận chuyển mẫu máu về Khoa huyết học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh trả kết quả xét nghiệm về Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh; Chi cục Dân số - KHHGĐ chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống Dân số các tuyến trả kết quả xét nghiệm sàng lọc gen bệnh và thực hiện công tác quản lý đối tượng mang gen bệnh.
Quản lý đối tượng mang gen bệnh: Chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn, bản vào Sổ quản lý, theo dõi đối tượng mang gen bệnh tại các địa bàn. Thực hiện theo dõi, tư vấn phòng bệnh cho con của các đối tượng mang gen; công tác theo dõi, tư vấn phòng bệnh cho tới khi đối tượng kết hôn mới kết thúc.
 Mô hình thực hiện sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh nhằm xây dựng được hệ thống cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại trạm y tế xã, giúp người dân tiếp cận dịch vụ một cách thuận lợi nhất với chi phí thấp nhất. Người dân được tư vấn đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan về bệnh tan máu bẩm sinh, giúp họ có những kiến thức sâu về bệnh này, từ đó thay đổi hành vi và chủ động làm xét nghiệm sàng lọc để không sinh ra những trẻ mang gen bệnh.
Thu Hương (CDC Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

5
4
2
7
1
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay8,432
  • Tháng hiện tại341,084
  • Tổng lượt truy cập5,584,468
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 354 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 438 | lượt tải:68

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 548 | lượt tải:68

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 549 | lượt tải:80

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 674 | lượt tải:113
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây