HÒA BÌNH: PHÁT HIỆN TRƯỜNG HỢP NHIỄM SÁN DÂY CHUỘT

Thứ hai - 09/12/2024 09:10
Trong năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình phối hợp với Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tiến hành điều tra tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở học sinh trung học cơ sở tại 4 xã của 2 huyện Kim Bôi và Cao Phong. Kết quả, tại 2 xã Đú sáng - huyện Kim Bôi, xã Tây Phong - huyện Cao Phong phát hiện 11 ca nhiễm trong đó có 07 ca nhiễm Giun Móc; 02 Giun Kim; 01 (nhiễm phối hợp giun tóc và giun móc) và 1 ca nhiễm sán dây chuột.

a
Thực hiện Kỹ thuật xét nghiệm phân kato katz (tìm trứng giun sán trong phân) tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong

Bệnh sán dây chuột do 2 loài sán là Hymenolepis nana (bệnh sán dây lùn) và Hymenolepis diminuta (bệnh sán dây nhỏ) gây nên.
Trong đó sán dây lùn là một trong những loài sán dải ký sinh ở người phổ biến nhất trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt trẻ em. Trứng sán có khả năng gây nhiễm ngay khi theo phân ra ngoài và có thể tồn tại đến 10 ngày ở môi trường bên ngoài. Ký chủ vĩnh viễn của sán là chuột, đôi khi là người. Ký chủ trung gian gồm nhiều loại côn trùng: bọ chét, gián, mọt gạo.
Người mắc sán dây chuột do nuốt phải trứng sán dây nhỏ có trong ngũ cốc đã nấu sẵn, các loại thực phẩm, nước uống hoặc bàn tay có nhiễm trứng sán hoặc ấu trùng chưa trưởng thành có trong các loại động vật gặm nhấm (chuột), động vật chân đốt như gián hoặc mọt cám có trong ngũ cốc… hoặc có thể người mắc bệnh này chưa điều trị cũng chính là nguồn lây bệnh.
Khi người bệnh vô tình nuốt phải trứng sán, hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm sán, trong vòng 10 ngày sẽ phát triển thành sán.
a
a
Khi bị nhiễm nguồn lây, bệnh thường diễn tiến âm thầm, người nuốt phải trứng sán, hoặc ăn phải thực phẩm như mọt cám nhiễm sán dây nhỏ, mầm bệnh sẽ vào dạ dày, khu trú và gây bệnh ở nhung mao của ruột non, hồi tràng phá vỡ nhung mao ruột gây các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng thượng vị, quanh rốn…chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân, ngứa vùng thân dưới…
Đôi khi có dấu hiệu thần kinh: mất ngủ, chóng mặt, co giật. Chính vì biểu hiện như vậy, người bệnh thường nhầm với bệnh lý về đường tiêu hóa và các tình trạng bệnh lý khác. Chính vì thế, thường bị bỏ qua và người bệnh tốn kém đi khám điều trị các bệnh theo triệu chứng gặp phải.
Để chủ động phòng tránh bệnh sán dây chuột, người dân cần:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và trước khi ăn.
Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thu gom và xử lý rác thải đúng cách.
Tránh ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ, đặc biệt là thịt và rau quả.
Rửa kỹ trái cây và rau quả trước khi ăn.
Tránh tiếp xúc với bọ cánh cứng, đặc biệt là bọ ve và bọ mả.
Uống thuốc tẩy giun định kỳ 2 lần/năm.
Thu Hương (CDC Hòa Bình)



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
4
5
1
6
2
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay3,719
  • Tháng hiện tại141,414
  • Tổng lượt truy cập8,199,829
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1536 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây