BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MÔ CẦU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Thứ năm - 23/02/2023 03:04
Viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường xảy ra ở trẻ em. Triệu chứng bệnh thường khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh chóng nên nhiều trường hợp cấp cứu chậm trễ, trẻ có thể tử vong hoặc gặp di chứng nặng nề.
Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Việt Nam lên đến khoảng 2,3/100.000 dân. Đây là một trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất nước, lên đến 0,03/100.000 dân. 
Triệu chứng viêm màng não mô cầu:
Sau khi nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não mô cầu, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau:
Sốt cao đột ngột, trong một số trường hợp, trẻ có thể sốt cao đến 41 độ C;
Đau mỏi cơ, mệt mỏi; Ho, đau họng; Cảm thấy ớn lạnh, rét run; Đau đầu dữ dội; Xuất hiện co giật; Ngủ li bì; Ăn kém, bỏ bú; Bỏ chơi; Buồn nôn, nôn; Cứng cổ…
Ai cũng có thể mắc bệnh viêm não mô cầu tuy nhiên người dưới 30 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến của bệnh rất nhanh, có thể gây tử vong. Do vậy, cách tốt nhất giúp phòng bệnh vẫn là tiêm phòng vắc xin viêm não mô cầu. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu lên đến 90%.
Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh Viêm màng não do não mô cầu:
- Giữ vệ sinh, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
- Giữ vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Đối với trẻ nhỏ bố mẹ và người chăm sóc trẻ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh nếu trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh. Trong trường hợp trẻ đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh, cần thông báo cho bác sĩ và thực hiện phương pháp điều trị dự phòng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lịch tiêm phòng viêm não mô cầu:
Hiện nay vắc xin phòng viêm não mô cầu là vắc xin dịch vụ chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Do vậy tỷ lệ tiêm phòng vắc xin này chưa cao. Trong khi đó, không cần phải nằm trong khu vực có dịch bệnh, người dân đặc biệt là trẻ nhỏ có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào.
Vì vậy, bên cạnh việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và giữ vệ sinh nơi sinh sống thì tiêm phòng vắc xin viêm não mô là cách giúp trẻ phòng tránh bệnh tốt nhất. Thời điểm tiêm như sau:
Vắc xin viêm não mô cầu A,C,Y,W cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn đến 55 tuổi, có hai lịch tiêm:
Trẻ 9 tháng đến 23 tháng tuổi: Tiêm 2 liều, liều thứ 2 cách liều thứ nhất 3 tháng.
Trẻ từ tròn 24 tháng và người lớn đến 55 tuổi: Tiêm 1 liều duy nhất.
Vắc-xin viêm não mô cầu BC – phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp B và tuýp C: tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên và người lớn đến 45 tuổi. Liều tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi tiêm đầu 6 – 8 tuần.
ảnh

                                                
        Thùy Dung (CDC Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6
7
5
1
2
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay5,631
  • Tháng hiện tại172,683
  • Tổng lượt truy cập7,474,951
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1046 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1183 | lượt tải:157

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1196 | lượt tải:140

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1170 | lượt tải:145

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1244 | lượt tải:172
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây