NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

Thứ ba - 14/02/2023 03:28
Bệnh dại là một bệnh do virus, xảy ra ở hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là bệnh gây ra hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm, chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn hoặc vết xước, thường là qua nước bọt. Một khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện, bệnh dại hầu như tử vong 100%.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hòa Bình, trong năm 2022 toàn tỉnh ghi nhận 1.230 người bị chó mèo cắn phải đi tiêm huyết thanh kháng dại và Vắc xin phòng dại tại các Trung tâm Y tế. Trong đó, số người có mức độ vết thương độ I là 28 người, độ II là 958 người, độ III là 182 người;
Trước tình hình đó, ngành y tế tăng cường năng lực của các điểm tiêm chủng để đáp ứng nhu cầu của người dân khi bị phơi nhiễm đến tiêm và điều trị dự phòng bệnh dại; Phối hợp chặt chẽ với ngành thú y trong việc giám sát, kiểm soát nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người, quản lý đàn vật nuôi, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo; đặc biệt các cơ sở y tế tập trung tư vấn, tuyên truyền kiến thức trong phòng chống bệnh dại đến người dân, … nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong về bệnh dại trên người.
Dưới đây là những điều cần biết về cách phòng và điều trị bệnh nguy hiểm này:
1. Đường lây truyền của bệnh dại:
- Bệnh dại là bệnh gây ra bởi một loại vi rút được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại (chủ yếu là loài chó) sang người thông qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên cơ thể người; cũng có thể khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc vào những chỗ da người bị trầy xước.
- Người mắc bệnh dại khi cắn người khác có thể làm cho người đó bị bệnh dại. Những người chăm sóc bệnh nhân bị bệnh dại khi tiếp xúc với nước bọt của người bệnh cũng có thể bị bệnh dại.
- Con chó bị nhiễm vi rút Dại cắn các con khác cũng là một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh dại nhanh chóng trong cộng đồng.
2. Những biểu hiện của người bị nhiễm vi rút dại:
          - Người bị con vật nhiễm virus dại cắn sẽ ủ bệnh trong 2-8 tuần lễ (có thể chỉ khoảng 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài 1 năm, thậm chí lâu hơn). Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng virus xâm nhập cơ thể qua vết cắn.
          - Người bị bệnh dại có những biểu hiện kích động như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng; hoặc có trường hợp bị liệt dẫn tới hôn mê. Người bệnh thường tử vong sau 7 - 10 ngày.
- Diễn biến từ khi bị chó dại cắn thường có 2 thời kỳ: Thời kỳ đầu: Khoảng 1 - 4 ngày, biểu hiện kín đáo và thất thường như sốt, đau đầu, mất ngủ, có cảm giác ngứa, kiến bò chỗ vết cắn; lo âu, căng thẳng.
- Thời kỳ toàn phát: Lúc này người bệnh đau nhức đầu nhiều, buồn nôn, chóng mặt, lo âu cực độ, trạng thái kích thích và tăng cảm giác biểu hiện là sợ nước, sợ gió, ánh sáng, mùi lạ. Ngoài ra còn có các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật, như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, nước mắt, vã mồ hôi, hạ huyết áp…
- Người bệnh thường tử vong trong vòng vài ngày sau khi lên cơn dại. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng.
- Vùng bị cắn - vết thương ở đầu và cổ, bộ phận sinh dục, cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay, thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn do khoảng cách gần hơn cho vi rút xâm nhập vào mô thần kinh. Đối với trẻ em, thường bị cắn ở mặt nên thời kỳ ủ bệnh ngắn và diễn biến nhanh chóng.
3. Những biện pháp phòng chống bệnh dại:
- Hạn chế nuôi chó, chó nuôi phải xích, nhốt, chó ra đường phải rọ mõm.
- Tiêm phòng dại cho 100% chó, mèo.
- Diệt hết chó chạy rông, chó vô chủ. Tại nơi có chó mèo dại phải diệt hết đàn chó mèo đã tiếp xúc với con vật nuôi bị dại. Nghiêm cấm bán chó, mèo nơi đang có dịch sang nơi khác để hạn chế lây lan dịch.
- Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với người, chó, mèo có vi rút dại phải đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.
Bất cứ ai bị nhiễm vi rút dại cũng cần đi tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng.
ảnh
Người dân đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại tại
Trung tâm Y tế huyện Cao Phong

Hồng Dung – CDC Hòa Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
1
4
6
2
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay2,955
  • Tháng hiện tại28,244
  • Tổng lượt truy cập7,851,737
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1331 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1466 | lượt tải:184

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1490 | lượt tải:165

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1441 | lượt tải:161

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1450 | lượt tải:192
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây