CÁC LƯU Ý KHI TỰ SỬ DỤNG TEST NHANH COVID-19 TẠI NHÀ

Thứ ba - 08/03/2022 21:16
CÁC LƯU Ý KHI TỰ SỬ DỤNG TEST NHANH COVID-19 TẠI NHÀ
Trước tình hình các ca mắc COV ID-19 tăng nhanh trong cộng đồng, tâm lý lo lắng muốn biết mình có mắc bệnh hay không khiến một số bộ phận người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để tự xét nghiệm. Điều này có thật sự cần thiết?
Theo đó, Bộ Y tế đã khuyến nghị 2-3 ngày mới nên xét nghiệm một lần bởi cần phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay sau có tiếp xúc người nhiễm sẽ không có giá trị, kết quả cũng không chính xác dù có thể virus đã xâm nhập vào đường hô hấp.

Cụ thể, nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0. Hoặc chỉ cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…
Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm cũng không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người vẫn nghĩ. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, Bộ Y tế cũng khuyến cáo không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.
Nhiều người cho rằng sau thời gian mang bệnh mà test nhanh âm tính tức là khỏi bệnh. Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác. Bởi test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Vì vậy vẫn cần tiếp tục theo dõi 7 – 10 ngày tiếp theo.
Trong một gia đình có thể làm mẫu gộp, nhằm tránh lãng phí và hạn chế tình trạng khan hiếm, tăng giá kit. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, điều quan trọng khi thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 là bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và lựa chọn loại test nhanh được cấp phép bởi các cơ quan y tế.
Nếu mẫu bệnh phẩm được lấy không đúng cách sẽ cho kết quả không chính xác. Hiện nay các bộ kit test bán trên thị trường đều yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu. Để lấy mẫu được chính xác, cần lưu ý:
Tư thế ngồi lấy mẫu: Ngồi yên, xì nhẹ dịch mũi vào khăn giấy, đầu nghiêng về phía sau một góc 70 độ. Đối với trẻ nhỏ: đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha/ mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ ngả đầu trẻ ra phía sau.
- Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.
- Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.
Lưu ý:  Nếu chưa đạt được độ sâu ½ bằng chiều dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút que lấy mẫu ra và thử lấy mũi bên kia. Khi cảm thấy que lấy mẫu chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, xoay tròn rồi từ từ rút que lấy mẫu ra.

Thu Hương - CDC Hòa Bình (tổng hợp)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

2
5
4
1
7
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay9,452
  • Tháng hiện tại85,812
  • Tổng lượt truy cập7,388,080
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 975 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1114 | lượt tải:153

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1131 | lượt tải:138

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1104 | lượt tải:139

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1203 | lượt tải:170
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây