CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN SÁN

Thứ năm - 07/03/2024 10:27
Ở Việt Nam,  có khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho giun sán đường tiêu hóa phát triển và lây lan. Tỷ lệ nhiễm giun sán cũng rất cao nhiều trường hợp gây biến chứng nguy hiểm có thể tử vong như: thiếu máu nặng do giun móc, giun chui ống mật, tắc ruột do giun, viêm tắc đường mật do sán lá gan nhỏ... Hầu hết giun sán không gây được miễn dịch bảo vệ, nên sau khi khỏi người bệnh vẫn bị tái nhiễm.
Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, tập quán ăn uống, cũng như vào điều kiện kinh tế xã hội. Ngoài ra, nhiễm giun sán đường tiêu hóa thường ít có triệu chứng điển hình và chương trình tẩy giun định kỳ bằng Mebendazone 500mg đơn liều ở Việt Nam chỉ được dành cho trẻ em tuổi học đường nên thật sự hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, nhiễm giun móc, giun tóc thường gây thiếu máu và khó điều trị với Mebendazone liều duy nhất thông dụng. Nhiễm sán lá gan bé thường gây viêm đường mật không điển hình và dễ dàng dẫn đến ung thư đường mật. Chính vì vậy Tổ chức y tế thế giới xếp nhóm bệnh nhiễm giun sán đường tiêu hóa, sán lá truyền qua thực phẩm, sán dây là những bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Do đó việc đánh giá thay đổi sự chỉ số vào công thức máu ở những bệnh nhân này thường giúp chẩn đoán và điều trị đúng góp phần vào việc dự phòng nhiễm giun sán. 
a
Chu kỳ diễn phát triển của giun-sán (nguồn từ internet)
a
a
Dị ứng (phát ban, nổi mề đay) là dấu hiệu thường gặp khi nhiễm giun sán

Dấu hiệu chung của bệnh giun sán
Thông thường, người bệnh nhiễm bệnh giun sán có những biểu hiện như:
– Đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày
– Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu
– Đầy bụng khó tiêu
– Buồn nôn, nôn
– Chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun
– Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn.
– Dị ứng (phát ban, nổi mề đay)
– Thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi)
– Ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu)
– Trẻ em có một số triệu chứng như: nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém.
Cách phòng bệnh giun sán
– Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân  ngắn, sạch.
– Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn.
– Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.
– Vệ sinh môi trường xung quanh. Không phóng uế bừa bãi.
Hậu quả khi bị nhiễm bệnh giun sán
Nếu như không được chữa kịp thời sẽ dẫn tới một số bệnh lý khác như: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, gây chứng thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch… Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Cách điều trị bệnh giun sán
Có nhiều thuốc điều trị bệnh giun sán, tuy nhiên người bệnh cần phân biệt thuốc điều trị giun và thuốc điều trị sán.
– Thuốc điều trị giun: gồm có các loại như: thuốc piperazin (diethylen diamin) với tên biệt dược là piperazin citrat, piperal, antepar, piperol …; thuốc levamisol với tên biệt dược là levaris, decaris, solaskil…; thuốc mebendazole với biệt dược: fugacar, vermox, soltric…; thuốc albendazole với: zenben, zentel, alzental…; thuốc pyrantel với: antiminth, combantrin, panatel…; thuốc thiabendazole (mintezol); thuốc diethylcarbamazin với: banocid, DEC, notezin…
– Thuốc điều trị sán: gồm có các loại như: thuốc niclosamid với tên biệt dược là niclocide, yomesal, tamox…; thuốc praziquantel với: bilcitrid, pratez, cesol…
 a  
 a  
 a  
 Một số thuốc điều trị giun sán


Kim Tuất - Thu Hà (CDC Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6
4
2
7
1
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay2,929
  • Tháng hiện tại140,624
  • Tổng lượt truy cập8,199,039
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1536 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây