HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG LAO 24/3

Thứ hai - 11/03/2024 04:07
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, năm 2023 toàn tỉnh Hòa Bình có tổng số 412 bệnh nhân lao các thể được thu nhận. Trong đó có 253 bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học, 62 bệnh nhân lao phổi không có bằng chứng vi khuẩn học. 318 bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV.
Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3 hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu. Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm 2024 là: “YES! WE CAN END TB” (ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO). Chủ đề năm nay mang đến niềm hy vọng và niềm tin mạnh mẽ như một lời khẳng định đanh thép của tất cả chúng ta rằng việc chấm dứt bệnh lao là hoàn toàn có thể. Chủ đề nhấn mạnh về việc huy động sức mạnh tổng thể, thu hút sự quan tâm, tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao.
Những dấu hiệu của bệnh lao phổi: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh lao phổi, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác: Ho ra máu, sốt nhẹ kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm, đau tức ngực, gầy sút cân.
Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả: ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao; Mọi người khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao; Khi mắc bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày; Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
Tuân thủ điều trị để khỏi bệnh:
Trong điều trị lao, bệnh nhân lao tuyệt đối không được bỏ thuốc ngắt quãng dù chỉ 1 ngày vì đó là khoảng thời gian mà vi khuẩn lao hồi phục và tấn công trở lại. Phác đồ điều trị chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tấn công: sử dụng kéo dài 2 tháng, với 4 loại thuốc và giai duy trì kéo dài 4 - 10 tháng với 2 - 3 loại thuốc. Bệnh nhân lao phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị lao dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ nguyên tắc chữa lao :
- Phối hợp các thuốc kháng lao: ít nhất là 3 loại
3 chữ “Đ” có nghĩa: đúng, đủ, đều.
+ Đúng: Đúng phác đồ, đúng liều lượng, đúng thuốc.
+ Đủ: Đủ thời gian: 6 – 12 tháng tùy theo loại bệnh lao được bác sĩ chỉ định, tuỳ thể  bệnh áp dụng phác đồ và thời gian điều trị cho từng thể bệnh đó.
+ Đều: Bệnh nhân phải uống thuốc thật đều đặn hằng ngày, cách xa bữa ăn, thông thường, uống vào buổi sáng lúc 9 giờ. Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa và tùy vào sự dung nạp thuốc của từng bệnh nhân, lúc đó bác sĩ có thể chỉ định cho uống sau ăn hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ngưng thuốc hoặc bỏ thuốc vì uống thuốc không đều đặn, lúc uống  sáng, lúc tối, nhớ lúc nào uống lúc nấy... sẽ giảm hiệu quả điều trị. Vi khuẩn lao rất dễ kháng thuốc lao. Nồng độ thuốc diệt vi khuẩn lao không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi khuẩn lao kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị về sau. Ngoài ra còn tạo nguồn vi khuẩn lao kháng thuốc lây lan cho người thân và cho cộng đồng. Trong quá trình điều trị có thể có tác dụng phụ của thuốc lao xảy ra. Nhẹ: nổi mề đay, ngứa, mệt mỏi, đau nhức các khớp lớn (hội chứng giả gút). Nặng: sốc phản vệ, viêm gan, vàng da, đau bụng nôn ói, viêm trợt da. Nếu có những dấu hiện trên, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí.
Khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh lao cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Một số khẩu hiệu Ngày Thế giới Phòng, chống lao năm 2024
  1. ĐÚNG! VIỆT NAM CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO!
  2. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ Y TẾ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LAO.
  3. MẠNG  LƯỚI CƠ SỞ Y TẾ ĐỦ NĂNG LỰC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG RỘNG KHẮP LÀ LÁ CHẮN BẢO VỆ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC BỆNH LAO.
  4. TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI VÀ LAO KIỂM SOÁT.
  5. TRỊ LAO CHO HẾT MỘT LẦN – CHO CON KHỎE MẠNH MƯỜI PHẦN AN TÂM.
  6. LAO TIỀM ẨN – KHÔNG HO CHẲNG SỐT – NHỚ ĐỪNG CHỦ QUAN.
  7. DÙ MẮC LAO – ĐỪNG LO LẮNG – SẼ KHÔNG SAO – BHYT SẼ LO ÂU – CHIA GÁNH NẶNG.
  8. HO, SỐT, MỆT MỎI, SỤT CÂN – KHẤM LAO NGAY – ĐỪNG PHÂN VÂN.
  9. THAY KỲ THỊ - BẰNG ĐỘNG VIÊN – CHUNG TAY ĐẨY LÙI BỆNH LAO!
  10. NGUY CƠ MẮC LAO KHÔNG PHÂN BIỆT AI!
  11. ĐÚNG THUỐC – ĐÚNG LIỀU – ĐỦ THỜI GIAN – BỆNH LAO SẼ KHỎI.
  12. SÀNG LỌC SỚM – TRÁNH TRỞ NẶNG – NGỪA TỬ VONG.
  13. SÀNG LỌC LAO – TIẾP CẬN DỄ DÀNG – PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI – CHÍNH XÁC TUYỆT ĐỐI.
  14. VÌ SỨCKHỎE VIỆT NAM – HÃY CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO VÀO NĂM 2035!
  15. NHIỆT LIỆT HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG LAO
  16. PHÒNG CHỐNG LAO – TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH VÀ BẢN THÂN MỖI NGƯỜI DÂN, TIẾN TỚI THANH TOÁN BỆNH LAO!




a
Cán bộ Khoa xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng,
CDC Hòa Bình đang làm xét nghiệm lao

Minh Thủy (CDC  Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
5
1
2
6
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay3,146
  • Tháng hiện tại140,841
  • Tổng lượt truy cập8,199,256
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1536 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây