ĐẢM BẢO QUYỀN ĐƯỢC HÍT THỞ KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH CHO HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

Thứ ba - 30/07/2024 07:23
Theo báo cáo điều tra tình hình sử dụng thuốc lá năm 2023 tại Việt Nam của Quỹ Phòng, chống tác hại Thuốc lá cho thấy, Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 15 tuổi trở lên là 38,9%. Ở lứa tuổi học sinh, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong học sinh độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi giảm từ 4,0% (năm 2014) xuống 2,9% (năm 2022); trong nhóm tuổi từ 13 - 17, tỷ lệ hút thuốc giảm 2,6% (từ 5,4% năm 2013 xuống còn 2,8% năm 2019).
Tỷ lệ hút thuốc tuy có giảm đáng kể từ năm 2014 đến năm 2022, tuy nhiên, vẫn còn 47,7% học sinh thường xuyên hút thuốc thụ động tại nhà; 66,5% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại các địa điểm công cộng trong nhà. Việc phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh trở thành người hút thuốc. Khi bắt đầu hút thuốc, các em ít có khả năng nhận thức được tính chất gây nghiện và các nguy cơ bệnh tật từ việc hút thuốc. Hút thuốc càng sớm, bệnh tật xuất hiện sớm hơn và hậu quả cũng nặng nề hơn.
Ngoài ra, thời gian gần đây, việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới, như: thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang có dấu hiệu gia tăng. Theo Điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13 - 17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh năm 2022 cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử học sinh độ tuổi 13 - 15 là 3,5%. Với lứa tuổi học sinh, khi hút một trong các loại trên sẽ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc lá, gặp phải những căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập và tương lai sau này.
Việt Nam là nước có dân số trẻ, việc phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học sẽ giúp cho các em học sinh, thầy cô giáo đảm bảo quyền được hít thở bầu không khí trong lành, tránh khỏi các tác hại nguy hiểm của khói thuốc; đây là một biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi thử hút thuốc lá của các em học sinh, giảm tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc; hỗ trợ tích cực những người hút thuốc giảm số lượng điếu hút và tăng thêm quyết tâm bỏ thuốc; hạn chế được các nguy cơ cháy nổ từ tàn thuốc, diêm, bật lửa... giảm chi phí vệ sinh môi trường; góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học. Đồng thời bảo vệ sức khỏe các thế hệ tương lai của đất nước, giảm tỷ lệ hút thuốc trong cộng đồng, giảm các gánh nặng bệnh tật và kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội./.
a
Trường THCS Yên Lạc, huyện Yên Thuỷ xây dựng môi trường không khói thuốc

Hồng Dung (CDC Hoà Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
4
6
1
5
2
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập48
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay8,009
  • Tháng hiện tại167,802
  • Tổng lượt truy cập7,470,070
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1041 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1176 | lượt tải:156

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1191 | lượt tải:140

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1165 | lượt tải:145

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1243 | lượt tải:172
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây