HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH

Thứ tư - 26/04/2023 22:21
Chiều ngày 26/4, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành trong cả nước về công tác phòng chống dịch. GS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu Hòa Bình có đại diện Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.


 Theo Bộ Y tế, những tuần gần đây, số ca nhiễm COVID-19 có chiều hướng gia tăng trở lại và đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong sau gần 4 tháng không có trường hợp tử vong nào.
ảnh
Hội nghị tại điểm cầu Sở Y tế tỉnh Hòa Bình
Đến thời điểm này, biến thể phụ Omicron đã xuất hiện được 16 tháng với hơn 500 biến thể phụ khác nhau. Biến thể này hiện đang lưu hành hầu hết các nước trên thế giới và đang chiếm ưu thế. Các chuyên gia nhận định, đây là biến thể có đặc tính lây lan nhanh, nhưng chưa cho thấy gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh nặng. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá những người đã tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, đã mắc, hầu hết đều có miễn dịch sau tiêm vắc xin hoặc do mắc phải, chính yếu tố này làm các trường hợp khi mắc bệnh có biểu hiện nhẹ hơn, ít hơn hoặc không có triệu chứng.
Đến nay, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao, các trường hợp bệnh nặng không cao như trước đây; đồng thời với việc gia tăng các hoạt động giám sát phát hiện dịch, nên số trường hợp mắc có sự gia tăng nhưng tỷ lệ ca bệnh nặng trên tổng ca mắc trong 30 ngày qua giảm so với 30 ngày trước. Tuy nhiên, cần lưu ý các đối tượng như người lớn tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai dễ chuyển biến nặng và có nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 đúng lịch, đủ liều theo các hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế vẫn là biện pháp chiến lược, quan trọng để phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tham mưu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện:
Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao như nhóm người cao tuổi, nhóm di biến động, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai.
Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Báo cáo kịp thời và triển khai ngay các biện pháp đáp ứng, đề xuất các biện pháp ứng phó khi dịch có nguy cơ bùng phát trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút.
Thường xuyên cập nhật, đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.
Rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo phương châm 04 tại chỗ; phân công số giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19 cụ thể tới từng đơn vị; bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 khi có chỉ định nhập viện; dự trù thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phù hợp với các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 khi dịch bệnh có thể xảy ra diễn biến phức tạp.
Chủ động nâng cao năng lực điều trị, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người măc bệnh nền, người cao tuổi,...), khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.... Bảo đảm công tác vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh phòng bệnh, bố trí sắp xếp khoa phòng thuận tiện, phù hợp tình hình dịch và bảo đảm môi trường xanh, sạch đẹp.
Tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 2K về phòng chống dịch (đeo khẩu trang, khử khuẩn), đặc biệt tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng, nhà ga, bến xe, chợ, tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người.
Trong thời gian nghỉ lễ dài ngày sắp tới (30/4-01/5, 10/3 âm lịch): tổ chức thường trực phòng chống dịch tại tất cả các tuyến, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể đối với từng vị trí trực; có phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống về dịch bệnh trên địa bàn; tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện, xử lý kịp thời các vi phạm.
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu được hướng dẫn thủ tục đấu thầu mua sắm vitamin A, vắc xin; Hướng dẫn chuyên môn về triển khai cung ứng vắc xin cho trẻ em.

Thu Hương (CDC Hòa Bình)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

4
7
5
2
1
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay9,452
  • Tháng hiện tại86,372
  • Tổng lượt truy cập7,388,640
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 975 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1114 | lượt tải:153

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1131 | lượt tải:138

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1105 | lượt tải:139

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1203 | lượt tải:170
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây