SÀNG LỌC, PHÁT HIỆN SỚM UNG THU CỔ TỬ CUNG

Thứ năm - 28/10/2021 22:48
SÀNG LỌC, PHÁT HIỆN SỚM UNG THU CỔ TỬ CUNG
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến, đứng thứ hai sau ung thư vú trong các ung thư ở nữ trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc đã giảm đáng kể nhờ chương trình sàng lọc tốt.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình, 75,4% phụ nữ khi đến khám phụ khoa tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng nghiệm pháp a.acetic/lugol. Nghiệm pháp Lugol là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch Lugol 5% và quan sát bằng mắt thường. Bình thường các tế bào bề mặt của cổ tử cung bắt màu nâu khi chấm dung dịch này. Nếu lớp tế bào này bị mất đi thì sẽ không có hiện tượng này mà thường biểu hiện bằng màu vàng hoặc nâu nhạt. Đây cũng là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả, hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung; Virus HPV là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%), lây truyền qua đường tình dục. Bình thường, HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất, chúng được tìm thấy ở 70% trong tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác như: Ức chế miễn dịch: thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung; Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi; Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung; Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con. Một số nguyên nhân khác: béo phì, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài ….

Dấu hiểu cảnh báo ung thư cổ tử cung: Ra máu âm đạo bất thường; Ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục; Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu; Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu; Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng; Kinh nguyệt kéo dài, không đều; Mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân…
Khi có các biểu hiện trên cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và làm các xét nghiệm phù hợp sàng lọc theo sự chỉ định của bác sỹ. Bên cạnh đó, biện pháp chủ động là hãy đưa trẻ em và thanh thiếu niên từ 9-17 tuổi, phụ nữ từ 18-26 tuổi đến các cơ sở tiêm chủng để được tiêm vắc xin ngừa HPV nhằm phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung.
Thu Hương – CDC Hòa Bình
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

4
5
2
6
1
7
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay3,643
  • Tháng hiện tại141,338
  • Tổng lượt truy cập8,199,753
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1536 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây