BỆNH ĐỤC THUỶ TINH THỂ Ở NGƯỜI GIÀ

Thứ ba - 22/11/2022 22:02
Bệnh đục thủy tinh thể  hay còn có những tên gọi khác là bệnh cườm đá, cườm hạt, cườm khô,… Đây là hiện tượng mà thể thủy tinh ở bên trong mắt bị mờ giống như một tấm kính có bám đầy sương mù hoặc lớp bụi. Bệnh đục thủy tinh thể hiện nay đang là nguyên hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, bệnh này dù có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng được ghi nhận nhiều nhất là từ 50 tuổi trở lên.
1. Thủy tinh thể  
Thủy tinh thể của mắt là một dạng thấu kính trong suốt có hai mặt lồi và nằm sau mống mắt hay còn được gọi là lòng đen. Trong thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên việc duy trì ổn định và nuôi dưỡng bằng cách thẩm thấu.
Thủy tinh thể đóng vai trò để điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc để giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh mình.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể ở người già.
Nguyên nhân của 90% người già mắc bệnh đục thủy tinh là: Đây là nguyên nhân thường gặp, đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây giảm thị lực ở người cao tuổi, trong các nghiên cứu tại Mỹ tỷ lệ đục thủy tinh thể tăng theo tuổi 65% ở nhóm 50-59 tuổi, 83% nhóm người 60-69 tuổi, 91% nhóm người 70-79 tuổi, 100%  đối với người trên 80 tuổi. Đục thủy tinh thể ở người già là do sự lão hóa tự nhiên của đôi mắt. Cùng với tuổi tác, các protein thể thủy tinh trải qua quá trình biến đổi hoá học, tụ tập thành các protein phân tử lượng cao. Sự kết tụ protein này gây ra sự thay đổi chiết suất của thể thủy tinh, làm tán xạ ánh sáng và làm giảm độ trong suốt. Biến đổi hoá học của protein thể thủy tinh cũng sinh ra sắc tố ngày càng nhiều làm thể thủy tinh chuyển màu (vàng, nâu, đen…).
Người trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này nếu như họ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như: bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, thực phẩm thiếu an toàn,.. Và một số trường hợp sau cũng có thể dễ bị đục thủy tinh thể khi còn trẻ: thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím, hay hút thuốc lá, bị đái tháo đường, cao huyết áp, có tiền sử gia đình,…
3. Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể:
– Thị lực bị giảm sút nhanh chóng: Thị lực khi bị giảm thì lúc này mức độ đục thể thuỷ tinh cũng sẽ bị mờ đi nhanh chóng. Khi phát hiện vấn đề, nhìn mờ, nhìn không rõ thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám để đo được mức độ nặng nhẹ của tình trạng mắt.
– Bị loá mắt: Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của người bị đục thủy tinh thể có thể nhận ra là khi nhìn vào một nguồn sáng bất kỳ thì đều có thể gây lóa mắt. Ánh sáng thu nhận được thường mờ và nhòe hơn bình thường. Chỉ nhìn được rõ hơn khi được ở nơi râm mát và ban đêm.
– Mắt gặp phải tình trạng giả cận thị: Ban đầu khi bị đục thủy tinh thể thường sẽ bị nhầm với cận thị, bởi nó đánh lừa mắt nhìn gần sẽ rõ hơn nhìn xa.
– Mắt bị nhược thị, lác cũng có thể là dấu hiệu của bệnh.
Đeo kính thường xuyên tăng giảm độ, không cố định bởi mắt không thể điều tiết được như trước.
– Vì bị tán xạ khi ánh sáng đi qua thủy tinh thể bị đục, nên khi nhìn mọi thứ xung quanh dù đã đeo kính hay không thì cũng có cảm giác như nhìn qua một lớp sương mờ mờ.
4. Cách phòng bệnh đục thuỷ tinh thể:
Phẫu thuật là phương pháp can thiệp với người bị đục thủy tinh thể có thể cho kết quả tốt tuy nhiên không phải ai cũng có thể đảm bảo đủ điều kiện mổ và mang lại kết quả hoàn hảo. Ai cũng nên biết cách phòng ngừa đục thủy tinh thể từ sớm để có thể phòng tránh được tình trạng xấu xảy ra.
– Khám mắt định kỳ và ngay khi có dấu hiệu bất thường để phát hiện, tầm soát những kết quả có thể diễn ra. Nghe theo những hướng dẫn chăm sóc mắt từ bác sĩ tư vấn, điều trị.
– Nếu bị gặp các vấn đề về mắt thì cần can thiệp dứt điểm sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung lượng vitamin phù hợp với cơ thể để nuôi dưỡng và điều tiết mắt.
– Chế độ sinh hoạt điều độ, tập thể dục phù hợp. không sử dụng liên tục lạm dụng những ánh sáng có hại như: tivi, điện thoại, máy tính bảng,…
– Khi đi ngoài trời nắng, hãy chuẩn bị kính râm cho mắt, mũ để hạn chế ánh sáng có hại chiếu thẳng vào mắt.
ảnh
Bác sĩ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh khám mắt cho người dân

                                                          Thuỳ Dung (CDC Hoà Bình)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6
1
5
7
4
2
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay14,475
  • Tháng hiện tại21,971
  • Tổng lượt truy cập8,080,386
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1367 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1503 | lượt tải:194

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1545 | lượt tải:174

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1475 | lượt tải:171

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1480 | lượt tải:202
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây