CHUNG TAY PHÁ VỠ RÀO CẢN - PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

Thứ năm - 19/09/2024 21:01
Ngày 28 tháng 9 là Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Dại hàng năm. Chủ đề Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại năm 2024 là: “Chung tay phá vỡ rào cản – phòng chống bệnh dại”.
Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong rất cao (gần như 100%). Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo).
Thời gian qua, tình hình bệnh dại có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo đó, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 500 nghìn người bị chó, mèo tấn công, phải điều trị dự phòng bằng vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại tại các cơ sở y tế. Do vậy, để phòng, chống bệnh dại hiệu quả, cần huy động mọi nguồn lực từ các địa phương và sự chung tay của cả cộng đồng.

a
Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại tại Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn
Ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2151 /QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 – 2030. Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là kiểm soát đuợc bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng.
Để thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đề ra 14 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, gồm: Quản lý đàn chó, mèo; Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo; Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người; Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống bệnh Dại; Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi trong phòng, chống bệnh Dại; Điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại; Giám sát bệnh Dại trên động vật; Giám sát bệnh Dại trên người; Tăng cường năng lực xét nghiệm; Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại; Kiểm soát vận chuyển chó, mèo; Nghiên cứu khoa học; Hợp tác quốc tế; Hợp tác nghiên cứu, sản xuất và cung ứng vắc xin.
a
Đồng chí Bùi Thị Hiền – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hoà Bình tiếp nhận 500 liều vắc xin phòng Dại miễn phí do công ty AMV trao tặng. Số vắc xin này đã được phân bổ cho trung tâm y tế các huyện, thành phố
Tại tỉnh Hoà Bình, theo Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 3 ca tử vong do dại (2 ca tại Lạc Sơn, 1 ca tại Yên Thủy). 8 tháng đầu năm số người tiêm vắc xin phòng Dại là 642 người.
Để phòng chống bệnh Dại có hiệu quả, ngành y tế triển khai nhiều biện pháp như:  
Thực hiện chính sách hỗ trợ tiêm vắc xin Dại miễn phí sau phơi nhiễm cho đối tượng người thuộc hộ nghèo.
Tiếp tục triển khai hoạt động tiêm phòng bệnh Dại và điều trị dự phòng bệnh Dại trên người tại các phòng tiêm dịch vụ công lập của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế các huyện, Thành phố. Đối với huyện Mai Châu và Yên Thủy không có phòng tiêm vắc xin tại Trung tâm, thực hiện hướng dẫn người dân thuộc đối tượng tiêm vắc xin miễn phí tại cơ sở tiêm công lập gần nhất hoặc phòng tiêm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Tăng cường công tác giám sát, thu thập thông tin, lập danh sách, điều tra dịch tễ và tư vấn để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp phơi nhiễm với vi rút Dại, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.
Tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh Dại, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và chính quyền các cấp, giảm thiểu các ca tử vong do bệnh Dại gây ra và giảm thiểu người bị tai nạn do động vật cắn, hướng tới mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh Dại vào năm 2030.
Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
2. Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.
3. Khi bị chó, mèo cắn cần:
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
- Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
4. Truyền thông, hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.
Thu Hương (CDC Hòa Bình)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

5
2
7
1
6
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay2,939
  • Tháng hiện tại3,009
  • Tổng lượt truy cập8,061,424
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1365 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1498 | lượt tải:191

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1538 | lượt tải:171

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1470 | lượt tải:169

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1476 | lượt tải:200
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây