GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG ƯỚC KHUNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ CÓ HIỆU LỰC TẠI VIỆT NAM TỪ NGÀY 17/3/2005

Thứ hai - 30/09/2024 09:30
Ngày 11/11/2004, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới, Công ước đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 17/3/2005.
Mục tiêu của Công ước: Nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc.
Văn bản này đã được đưa ra tại phiên họp toàn thể cuối cùng của vòng đàm phán thứ  sáu Cơ quan Đàm phán Liên Chính phủ vào ngày 1 tháng 3 năm 2003. Hội nghị đã đồng ý rằng văn bản này sẽ được chuyển tới Đại Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ  56 vào tháng 5 năm 2003.
Quyết tâm dành ưu tiên cho quyền bảo vệ sức khoẻ công cộng.
Nhận thức rằng sự lan rộng của nạn dịch thuốc lá là một vấn đề toàn cầu với những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ công cộng, đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế và sự tham gia rộng rãi nhất của tất cả các nước trong một nỗ lực quốc tế hữu hiệu, phù hợp và toàn diện để đối phó với nạn dịch này.
Phản ánh mối lo ngại của cộng đồng quốc tế về các hậu quả tàn phá trên qui mô toàn thế giới về sức khoẻ, xã hội, kinh tế và môi trường do việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc gây ra.
Hết sức lo ngại về  sự gia tăng trong tiêu thụ và sản xuất thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác trên toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển, cũng như trước gánh nặng mà tình trạng này gây ra đối với các gia đình, người nghèo và các hệ thống y tế quốc gia.
Nhận thức rằng các bằng chứng khoa học đã chứng minh một cách rõ ràng rằng việc sử dụng thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc là nguyên nhân dẫn đến tử vong, bệnh tật và tàn phế và rằng có một khoảng cách về thời gian từ khi bắt đầu phơi nhiễm với khói thuốc và những sử dụng khác của  sản phẩm thuốc lá đến khi có các biểu hiện về các bệnh tật liên quan đến thuốc lá.
Cũng nhận thức rõ rằng thuốc lá và  một số sản phẩm khác chứa thuốc lá được chế tạo một cách tinh xảo nhằm mục đích tạo ra và duy trì sự phụ thuộc vào thuốc lá và rằng nhiều hợp chất chứa trong thuốc lá và khói do thuốc lá sinh ra có hoạt tính dược lý,  độc hại,  gây biến đổi gen và  gây ung thư, và rằng riêng sự phụ thuộc vào thuốc lá đã được xếp loại là một tình trạng rối loạn trong các  phân loại về bệnh tật của quốc tế.
Công nhận rằng có bằng chứng khoa học rõ ràng cho thấy việc phụ nữ có thai phơi nhiễm với khói thuốc sẽ gây hại  đối với sức khoẻ và điều kiện phát triển của trẻ em.
Lo ngại sâu sắc về sự gia tăng trong việc hút thuốc lá và các hình thức sử dụng thuốc lá khác ở trẻ em và thiếu niên toàn cầu, đặc biệt là việc hút thuốc ở các lứa tuổi ngày càng trẻ.
Báo động về tình trạng gia tăng hút thuốc và các hình thức sử dụng  thuốc lá khác trong phụ nữ và  thiếu nữ trên toàn thế giới và nhận thức rõ nhu cầu phải có sự tham gia đầy đủ của phụ nữ tại tất cả các cấp của quá trình hình thành và thực hiện chính sách và nhu cầu phải có các chiến lược chú trọng tới vấn đề giới trong kiểm soát thuốc lá.
Lo ngại sâu sắc về mức độ cao về  hút thuốc lá và sử dụng thuốc lá dưới các dạng khác  trong những người  bản xứ.
Lo ngại sâu sắc về tác động của tất cả các hình  thức quảng cáo,  khuyến mãi và  tài trợ nhằm khuyến khích sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
Nhận thức rằng  cần phải có hành động hợp tác nhằm xóa bỏ tất cả các hình thức buôn bán bất hợp pháp thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác, bao gồm buôn lậu, sản xuất bất hợp pháp  và sản xuất thuốc lá giả.
Nhận thức rõ rằng việc kiểm soát thuốc lá ở tất cả các cấp và đặc biệt là tại các nước đang phát triển và tại các nước có nền kinh tế trong thời kỳ quá độ đòi hỏi phải có đủ các nguồn lực tài chính và kỹ thuật tương xứng với các nhu cầu hiện tại và nhu cầu dự báo  cho các hoạt động kiểm soát thuốc lá.
Nhận rõ  sự cần thiết xây dựng những cơ chế phù hợp nhằm giải quyết các hệ luỵ lâu dài về  kinh tế và xã hội  của các chiến lược giảm cầu thuốc lá thành công.
Quan tâm đến những khó khăn về kinh tế và xã hội mà các chương trình kiểm soát thuốc lá có thể gây ra trong thời gian trung hạn và dài hạn tại một số nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế trong thời kỳ quá độ và nhận thức rõ nhu cầu được hỗ trợ về tài chính, và kỹ thuật của các nước này trong các chiến lược phát triển quốc gia bền vững.
Ý thức rõ  về việc làm có giá trị mà nhiều Quốc gia đang tiến hành để kiểm soát thuốc lá và ca ngợi vai trò lãnh đạo của TCYTTG cũng như  nỗ lực của các tổ chức và cơ quan khác trong hệ thống Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế các tổ chức liên chính phủ khu vực khác trong việc xây dựng các biện pháp kiểm soát thuốc lá.
Nhấn mạnh sự đóng góp quan trọng đặc biệt của của các tổ chức phi chính phủ và các thành viên khác trong xã hội dân sự không gắn kết với ngành công nghiệp thuốc lá bao gồm các hội chuyên môn y tế, các tổ chức  phụ nữ, thanh niên, các nhóm về môi trường và người tiêu dùng và các cơ  sở y tế và các viện nghiên cứu vào các nỗ lực kiểm soát thuốc lá  quốc gia và quốc tế, và tầm quan trọng thiết yếu của sự tham gia của các tổ chức này  trong các nỗ lực kiểm soát thuốc lá  quốc gia và quốc tế.
Nhận thức  nhu cầu phải cảnh giác đối với bất kỳ cố gắng nào của ngành công nghiệp thuốc lá nhằm làm suy yếu hoặc phá hoại các cố gắng kiểm soát thuốc lá và  nhu cầu cần được thông tin về các hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá mà những hoạt động này có tác động  tiêu cực đối với các nỗ lực kiểm soát thuốc lá.
Nhắc lại Điều 12 của Công ước Quốc tế về Quyền  Kinh tế, Văn hoá và Xã hội do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 khẳng định quyền của tất cả mọi người được hưởng mức độ sức khoẻ về thể lực và tâm thần cao nhất mà họ có thể đạt được.
a
Khẳng định lại Lời nói đầu trong Hiến chương của TCYTTG, nêu rõ việc đạt được mức độ cao nhất về sức khoẻ là một trong những quyền cơ bản của mỗi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, điều kiện kinh tế  hoặc xã hội.
Quyết tâm tăng cường  các biện pháp kiểm soát thuốc lá dựa trên việc xem xét các  điều kiện phù hợp hiện tại về khoa học, kỹ thuật và kinh tế.
Nhắc lại Công ước về Loại bỏ Mọi Hình thức Phân biệt đối xử chống Phụ nữ do ĐHĐ Liên Hợp Quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979 quy định rằng các Quốc gia tham gia Công ước này sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để loại bỏ  sự  phân biệt đối xử chống phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.
Nhắc lại thêm rằng Công ước về Quyền Trẻ em do ĐHĐ Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, quy định rằng các Quốc gia tham gia Công ước này công nhận quyền của trẻ em được hưởng mức độ sức khoẻ cao nhất có thể có được.

Kim Tuất (tổng hợp theo Vinacosh)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1
7
4
5
6
2
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay35,467
  • Tháng hiện tại177,166
  • Tổng lượt truy cập8,000,659
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1352 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1487 | lượt tải:187

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1515 | lượt tải:168

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1460 | lượt tải:167

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1468 | lượt tải:197
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây