TIẾNG ỒN GÂY ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

Thứ sáu - 29/07/2022 10:19
TIẾNG ỒN GÂY ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP
Điếc nghề nghiệp là một vi chấn thương âm do tiếng ồn ở môi trường lao động đạt đến mức gây hại, tác động trong một thời gian dài gây nên những tổn thương không hồi phục ở cơ quan Corti và dây thần kinh thính giác ở tai trong.
Nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp
Nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp cũng như các rối loạn sinh lý ở người tiếp xúc với tiếng ồn không những phụ thuộc vào bản chất tiếng ồn, các yếu tố độc hại kết hợp mà còn bởi khả năng đáp ứng của cơ thể người tiếp xúc có tính mẫn cảm, cơ địa... Những người lao động làm việc trong môi trường luyện cán thép, các máy nghiền, khai khoáng, mỏ, dệt, xây dựng, cơ khí, huấn luyện bắn súng; Bộ đội tăng, thiết giáp, pháo binh... đều có thể bị tác động gây hại của tiếng ồn.
Giai đoạn điếc nghề nghiệp
Điếc nghề nghiệp diễn biến rất chậm, người ta chia điếc nghề nghiệp theo 3 giai đoạn:
Điếc nghề nghiệp nhẹ:
Thường kéo dài hàng năm, trung bình 5-7 năm, người bệnh không biết vì các triệu chứng chủ quan, nghe được tiếng nói to, có cản trở khi nghe âm nhạc vì nghe kém ở tần số cao.
Điếc nghề nghiệp trung bình:
Giảm sức nghe cả ở tần số cao, vùng nói chuyện bị ảnh hưởng. Khả năng nghe nói thầm giảm: chỉ nghe được ở khoảng 2-3 mét trở lại.
Điếc nghề nghiệp nặng:
Khả năng nghe nói thầm chỉ còn từ l mét trở lại. Tiếng nói to cũng khó nghe. Người bệnh ù tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn. Tình trạng này ngày càng gia tăng, đến giai đoạn rõ rệt, người bệnh sẽ thấy mình nghe kém ở cả 2 tai và dẫn tới điếc không thể hồi phục.
Điếc nghề nghiệp hay gặp ở những người lao động trong môi trường quá ồn Tiếng ồn có thể làm ảnh hưởng nhiều mặt đối với sức khỏe người bệnh, giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Người bị điếc tai thường có triệu chứng nghe kém ở cả hai tai.
Điếc tai do nghề nghiệp là bệnh lý gây tổn thương tai, nặng có thể gây điếc vĩnh viễn nhưng có thể dự phòng bằng những biện pháp đơn giản.
Cách phòng ngừa điếc tai do nghề nghiệp
Để hạn chế điếc tai do nghề nghiệp, người lao động cần lưu ý: Nút tai bằng sáp, bông, cao su xốp, chất dẻo, kim loại. Chụp tai: dùng 2 chụp tai, hoặc mũ chụp vùng đầu. Bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi  xen kẽ hợp lý. Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm hiện tượng giảm thính lực để có biện pháp phòng hộ thích hợp. Lập hồ sơ sức khỏe theo dõi đối với các đối tượng giảm sức nghe và điếc nghề nghiệp. Định kỳ đo tiếng ồn tại khu vực sản xuất để phát hiện kịp thời những khu vực có tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tiến hành giáo dục sức khỏe cho công nhân, cán bộ, chủ doanh nghiệp về nguyên nhân bệnh điếc nghề ghiệp, tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa điếc nghề nghiệp và các dấu hiệu sớm của bệnh điếc nghề nghiệp để có biện pháp xử trí kịp thời.

Một số hình ảnh môi trường làm việc của công nhân Công ty cổ phần tập đoàn Hồ Gươm, chi nhánh Tân Lạc:





                               Thùy Dung (CDC Hòa Bình)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
4
2
6
1
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập48
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay9,452
  • Tháng hiện tại86,261
  • Tổng lượt truy cập7,388,529
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 975 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1114 | lượt tải:153

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1131 | lượt tải:138

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1105 | lượt tải:139

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1203 | lượt tải:170
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây