TẬP HUẤN ỨNG PHÓ VỀ DINH DƯỠNG KHI CÓ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

Chủ nhật - 21/01/2024 21:21
  Ngày 18/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh, tuyến huyện về công tác ứng phó về dinh dưỡng khi có các tình huống khẩn cấp.
       
          Dự hội nghị có Bác sĩ CKII Bùi Thị Hiền - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Ts Vũ Văn Tán - Trưởng khoa giám sát và chính sách dinh dưỡng, các chuyên viên của Viện Dinh dưỡng và cán bộ chuyên trách Trung tâm Y tế các huyện, thành phố.
          Lớp tập huấn đã trao đổi các nội dung về: Nguyên tắc của công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó về dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp; Các bước lập kế hoạch sẵn sàng ứng phó về dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp; Các hành động tối thiểu để sẵn sàng ứng phó với khẩn cấp; Các hành động ứng phó khẩn cấp theo các giai đoạn; Đánh giá trong tình huống khẩn cấp về dinh dưỡng; Các can thiệp dinh dưỡng trong khẩn cấp; Nuôi dưỡng trẻ nhỏ; Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh; Quản lý và điều trị SDD cấp tính; Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho đối tượng nguy cơ; Thực hành vệ sinh; An toàn thực phẩm; Truyền thông nguy cơ về dinh dưỡng; Hỗ trợ thực phẩm; Quản lý thông tin, theo dõi giám sát và báo cáo. Hướng dẫn đánh giá chỉ số đầu ra cho hoạt động dinh dưỡng của chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững…
          Mục tiêu của ứng phó về dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp là: Phòng tử vong do đói và bệnh tật, giảm suy dinh dưỡng thông qua việc hỗ trợ và bảo vệ nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là bú mẹ hoàn toàn, nuôi dưỡng trẻ nhỏ, ăn điều trị và ăn bổ sung, cung cấp các vi chất thiết yếu và nuôi ăn cho trẻ mồ côi. Đảm bảo chăm sóc dinh dưỡng cần thiết cho sự sống còn của trẻ SDD cấp tính 6-59 tháng tuổi và trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ. Đảm bảo chăm sóc dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú bị SDD cấp tính. Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em 6-23 tháng, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Bảo vệ và khuyến khích thực hành đúng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ thông qua tăng cường khả năng chăm sóc của các thành viên trong gia đình, cán bộ y tế tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế. Bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ thông qua ngăn chặn quyên góp và phân phối các sản phẩm thay thế sữa mẹ ở những vùng bị ảnh hưởng. Nâng cao năng lực của hệ thống để triển khai có hiệu quả các can thiệp dinh dưỡng và đảm bảo việc triển khai hiệu quả, kịp thời thông qua tăng cường công tác điều phối và quản lý thông tin, giám sát các xu thế bao gồm cả tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng bị ảnh hưởng.
          Một số hình ảnh lớp tập huấn:
 aaa

Thùy Dung (CDC Hòa Bình)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

4
2
5
7
6
1
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay3,128
  • Tháng hiện tại45,823
  • Tổng lượt truy cập7,636,213
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1185 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1317 | lượt tải:170

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1347 | lượt tải:148

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1301 | lượt tải:150

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1347 | lượt tải:183
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây