HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Chủ nhật - 04/12/2022 09:01
Sốt xuất huyết rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em. Khi thấy trẻ sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục và xuất hiện chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng…đây là các triệu chứng của bệnh Sốt xuất huyết. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị nên việc chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý tại nhà được coi là phương pháp quan trọng nhằm giảm nguy cơ diễn biến bệnh nặng, đồng thời giúp trẻ sớm hồi phục.

                                                               

Hạ nhiệt đúng cách:
Khi trẻ bị bệnh, cần cho trẻ nghỉ ngơi; theo dõi nhiệt độ thường xuyên; không mặc quần áo quá dày hoặc ủ kín khi trẻ đang sốt; Việc dùng thuốc phải theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc vì có một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và tai biến khác cho trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ sốt cao, có thể kết hợp những phương pháp hạ nhiệt vật lý như: lau mát toàn thân bằng nước ấm; đắp khăn ướt ở những vùng có nách, bẹn…. Đây là biện pháp hạ nhiệt rất hữu hiệu.
Đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ:
Trẻ sốt cao trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn, có thể dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí co giật. Vì vậy cần cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguôi, nước trái cây, nước Oresol để bù lại lượng nước đã bị mất do thân nhiệt cao.
Khi bị sốt xuất huyết, trẻ thường nôn nhiều nên không chịu ăn. Do đó, cần cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu và đầy đủ chất dinh dưỡng như các loại cháo…để nâng cao sức đề kháng cơ thể. Giảm số lượng thức ăn mỗi bữa và cho ăn thành nhiều bữa. Dùng thêm sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Theo dõi trẻ liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, vật vã, hốt hoảng, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất, để được cán bộ y tế theo dõi sát sao và can thiệp kịp thời tránh các biến chứng./.
ẢNH
Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn
cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Hồng Dung – CDC Hòa Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

2
1
6
7
4
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay4,812
  • Tháng hiện tại146,380
  • Tổng lượt truy cập8,204,795
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1538 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1506 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây