KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH: TĂNG CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ VÀ NGUY CƠ TỬ VONG

Thứ năm - 12/01/2023 03:57
Kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi các vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng) có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho loại thuốc này không thể tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của chúng. Theo WHO, đây là mối nguy gây tăng chi phí điều trị, bệnh nặng và dẫn đến tử vong.
Vi khuẩn dù rất bé nhỏ nhưng lại có muôn vàn phương kế để đối phó với con người, hầu như chúng ta luôn chạy theo sau vi khuẩn. Các kháng sinh mới, đắt tiền, vừa được đưa vào sử dụng rộng rãi thì ngay sau đó không lâu đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh đang rất lo ngại hiện nay, tuy nhiên có thể tổng kết ở những nguyên nhân chính sau:
Dùng kháng sinh cho những trường hợp không cần thiết. Theo thống kê, tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh ở các bệnh viện ở nước ta cao hơn khoảng gấp 3 lần, thậm chí cao gấp 10 lần so với bệnh viện cùng cấp, cùng số lượng giường bệnh so với các nước đang phát triển. Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động với sự xuất hiện của loại siêu vi khuẩn kháng tất cả loại thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Điều đáng nói là thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng.
Không đủ liều lượng và thời gian theo chỉ định. Nhiều người e ngại về liều dùng, nhất là các phụ huynh có con nhỏ, e ngại con có uống nhiều kháng sinh quá hay không, nên tự gia giảm liều dùng. Ví dụ bác sĩ cho uống 3 lần/ ngày, họ chỉ cho uống 2 lần sáng tối, khi các cháu đỡ một chút, lại tự ý cắt kháng sinh sớm.
Kháng thuốc làm cho các lần điều trị sau trở nên kém hiệu quả hoặc không hiệu quả, kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém chi phí điều trị và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Điều tồi tệ nhất khi bệnh nhân bị vi khuẩn đa kháng thuốc xâm nhập dẫn đến việc điều trị thuốc kháng sinh không còn tác dụng, nguy cơ tử vong cao vì suy đa tạng, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…
ảnh
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Thành phố
Để phòng ngừa kháng thuốc kháng sinh, người dân cần: Không tự ý ra quầy mua thuốc kháng sinh hoặc xin kê đơn thuốc để mua mà không đi khám; Khi dùng thuốc kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ cần uống đủ liều lượng và thời gian theo chỉ định; khi thấy bệnh khỏi triệu chứng cũng không được ngừng thuốc quá sớm hoặc tự ý mua thêm thuốc uống khi có dấu hiệu bất thường; Không tự ý rắc thuốc kháng sinh lên các vết thương hở, lở loét…
Thu Hương (CDC) tổng hợp

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

2
5
7
1
4
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay35,668
  • Tháng hiện tại177,367
  • Tổng lượt truy cập8,000,860
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1352 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1487 | lượt tải:187

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1515 | lượt tải:168

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1460 | lượt tải:167

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1468 | lượt tải:197
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây