HƯỚNG DẪN MỚI NHẤT CỦA BỘ Y TẾ VỀ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI

Thứ năm - 10/04/2025 23:25
Ngày 26/3/2025, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 1019/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…
 

Tại hướng dẫn, Bộ Y tế nêu rõ: Vắc xin sởi có hiệu quả phòng bệnh cao, phần lớn trẻ bệnh sởi là chưa tiêm phòng vắc xin sởi. Mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh, nhưng tỷ lệ mắc sởi hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn được WHO quan tâm, tiếp tục coi là vấn đề y tế toàn cầu.

Diễn biến lâm sàng thể điển hình của sởi thể hiện qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn ủ bệnh: từ 7 đến 21 ngày (trung bình 10 ngày), triệu chứng xuất hiện sau khi phơi nhiễm 10-14 ngày;

- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): trong 2 - 4 ngày. Trong giai đoạn này người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên (ho, chảy mũi) và viêm kết mạc. Có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5 - 1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên). Hạt Koplik thường xuất hiện một ngày trước phát ban và tồn tại 2 - 3 ngày sau khi ban xuất hiện;

- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2 - 5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3 - 4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban dạng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sautai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Ban có thể hợp lại đặc biệt là ở vùng mặt và thân mình. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần;

- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1 - 2 tuần sau khi hết ban.

Các yếu tố nguy cơ bệnh diễn tiến nặng của bệnh sởi

- Trẻ < 12 tháng tuổi;

- Người chưa tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ;

- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải;

- Bệnh nền nặng;

- Suy dinh dưỡng nặng;

- Thiếu vitamin A;

- Phụ nữ mang thai.

Làm xét nghiệm lại luôn sau 72 giờ nếu nghi ngờ mắc bệnh sởi

Xét nghiệm huyết thanh học: Xét nghiệm IgM từ ngày thứ 3 sau khi phát ban. Nếu xét nghiệm IgM Sởi âm tính mà triệu chứng lâm sàng vẫn nghi ngờ Sởi thì có thể làm lại lần 2 sau 72 giờ, hoặc chỉ định PCR Sởi qua bệnh phẩm dịch tỵ hầu;

Xét nghiệm PCR phát hiện virus sởi: Chỉ định sớm trong giai đoạn viêm long hoặc trong 72 giờ đầu từ khi phát ban;

Về điều trị Sởi, hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ, nếu là sởi không biến chứng:

  • Có thể điều trị ngoại trú.
  • Cách ly ca bệnh tại nhà: nằm phòng riêng, hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang thườngxuyên.
  • Uống Vitamin A liều cao: tất cả trẻ bị sởi với hai liều cách nhau 24 giờ. Nếu có dấu hiệu thiếu Vitamin A hoặc suy dinh dưỡng nặng, bổ sung liều thứ ba sau 4 - 6 tuần.

Bảng liều bổ sung vitamin A trong bệnh sởi cho trẻ em:

Nhóm tuổi

Liều Vitamin A(IU/liều)

Số lần uống

Trẻ < 6 tháng

50.000 IU

Uống 2 lần cách nhau 24 giờ

Trẻ 6 - 11 tháng

100.000 IU

Uống 2 lần cách nhau 24 giờ

Trẻ ≥ 12 tháng

200.000 IU

Uống 2 lần cách nhau 24 giờ

Trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc thiếu Vitamin A hoặc biến chứng nặng

Theo tuổi

Bổ sung liều thứ 3 sau 4 - 6 tuần

Bổ sung Vitamin A cho người lớn: Dựa trên bằng chứng từ nghiên cứu ở trẻ em và lý thuyết về lợi ích của bổ sung vitamin A, có khả năng vitamin A cũng có giá trị trong điều trị bệnh sởi ở người lớn, đặc biệt là ở những nhóm quần thể có nguy cơ thiếu hụt vitamin A.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nghi ngờ thiếu vitamin A chỉ nên được điều trị với liều thấp nhưng thường xuyên hơn để tránh nguy cơ gây quái thai, liều khuyến nghị: vitamin A đường uống: 5.000 UI/ngày, trong ít nhất 4 tuần. Cân nhắc dùng vitamin A ở phụ nữ có thai khi có biểu hiện thiếu vitamin A (biểu hiện quáng gà hay định lượng nồng độ Retinol thấp).

a

Cán bộ y tế tư vấn về tiêm vắc xin phòng Sởi cho trẻ

Phân cấp điều trị bệnh sởi

Trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cập nhật bệnh sởi lần này có điểm mới nữa đó là phân cấp chi tiết cho các đơn vị, tất cả các cơ sở y tế theo các cấp chuyên môn đều có thể tham gia việc thu dung, điều trị và chuyển tuyến.

Phân cấp điều trị như sau: Trạm y tế xã và phòng khám tư nhân: Khám và điều trị ngoại trú người bệnh sởi không biến chứng. Chuyển tuyến đối với bệnh sởi có biến chứng hoặc có suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền nặng.

Bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân: Khám và điều trị người bệnh sởi không có biến chứng và bệnh sởi có biến chứng; Chuyển cấp điều trị đối với người bệnh sởi có biến chứng viêm phổi cần thở oxy, viêm não, nhiễm khuẩn huyết hoặc có suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền nặng.

Bệnh viện đa khoa tỉnh, đa khoa khu vực, bệnh viện chuyên khoa Nhiễm hoặc Nhi: Khám và điều trị người bệnh sởi không có biến chứng và bệnh sởi có biến chứng; Hội chẩn, hướng dẫn tuyến trước điều trị các trường hợp nặng hoặc khó điều trị.

Kim Tuất (tổng hợp theo Bộ Y tế)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6
2
7
5
4
1
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay5,911
  • Tháng hiện tại245,583
  • Tổng lượt truy cập9,117,682
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1570 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1752 | lượt tải:247

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1788 | lượt tải:212

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1659 | lượt tải:216

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1646 | lượt tải:249
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây